Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP CHO NHÀĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP CHO NHÀĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng theo đó mà tăng lên. Nhiều nhà đầu tư theo đó mà hình thức đầu tư cũng đa dang, điển hình là hình thức nhận chuyển nhượng vốn góp để trở thành thành viên trong công ty Việt Nam.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật đầu tư 2014

- Luật doanh nghiệp 2014

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

- Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 78/2015/NĐ-CP


II. Nội dung tư vấn

1. Hình thức chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

- Mua phần vốn góp của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên

2. Điều kiện khi chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

Khi nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các công ty trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứngkhoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng

a. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

- Nhà đầu tư nước ngoài phải có tài khoản “Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của các Tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam:

+ Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động/ Giấy CN ĐKKD/ Tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập/ ĐKKD cấp/ Giấy ĐK Thuế của Cơ quan Thuế nơi tổ chức đó thành lập/ ĐKKD; Hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (nếu có CN tại Việt Nam).

+ Trường hợp Ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: Có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

+ Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

- Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ:

+ Bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD/ Giấy CN Đầu tư trong trường hợp Giấy CN Đầu tư đồng thời là Giấy CN ĐKKD.

+ Trường hợp Ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: Có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của Nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

+ Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

b. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

- Nhà đầu tư nước ngoài phải có tài khoản “Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự) và bản sao hợp lệ Hộ chiếu còn giá trị.

Trường hợp Ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: Phải có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

4. Các lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Thứ nhất công ty chỉ được giữ lại các ngành nghề kinh doanh phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết, và phù hợp với quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Ví dụ công ty không được kinh doanh dược phẩm, định giá bất động sản,...

Thứ hai công ty cần tìm hiểu quy trình góp vốn của người nước ngoài vào công ty. Người nước ngoài tất nhiên phải góp vốn bằng chuyển khoản, vậy nếu sau khi được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận là thành viên, cổ đông công ty mà người nước ngoài không thực hiện góp vốn thì rủi ro công ty phải đối mặt là rất lớn. Mức phạt không đơn thuần là lỗi không góp vốn theo nghị định xử phạt về đăng ký kinh doanh mà còn bị xử phạt về sai phạm trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba đối với các công ty đăng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng hóa, pháp luật không quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký đầu tư sau khi tiếp nhận người nước ngoài là thành viên, cổ đông góp vốn tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư nếu quy mô sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM (Công ty Việt Nam thì được miễn đăng ký đầu tư theoLuật đầu tư 2014). Do đó công ty Việt Nam cần cân nhắc các rủi ro pháp lý khi có người nước ngoài góp vốn để tránh các phát sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thanh Tuyết)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Tư vấn thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế



Gọi ngay

Zalo