Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC MỞ RỘNG KHO NGOẠI QUAN

Kinh tế hội nhập, mở rộng trong và ngoài nước, việc thông thương hàng hóa cũng vì thế mà diễn ra rất nhộn nhịp. Hàng ngày trên khắp cả nước đều có các hoạt động lưu trữ, vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp từ các kho ngoại quan của họ. Từ đó mà một bộ phận doanh nghiệp nhu cầu mở rộng kho ngoại của mình. Vậy thủ tục mở rộng kho ngoại quan được thực hiện như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Hải quan năm 2014;

Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Nghị định 67/2020/NĐ-CP ngày 15/06/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

II. Nội dung tư vấn

1. Khái niệm kho ngoại quan

Kho ngoại quan theo khoản 10, Điều 4 Luật Hải Quan 2014 được hiểu là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Còn trong kinh doanh, cung cấp dịch vụ giao hàng thì kho ngoại quan được định nghĩa là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài; khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (gọi tắt là Khu công nghiệp).

Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và chịu sự điều chỉnh của Luật Hải quan và các văn bản quy pháp luật có liên quan.

2. Thủ tục mở rộng kho ngoại quan

Điều 10 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện công nhận kho ngoại quan có các tiêu chí sau:

- Về khu vực đề nghị công nhận kho ngoại quan: phải nằm trong khu vực theo quy định trong Luật Hải quan.

- Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

- Về diện tích của kho ngoại quan: kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2; kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3; kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2, trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2; kho ngoại quan trong các trường hợp khác phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2, trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.

- Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan.

- Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý.

Thủ tục mở rộng kho ngoại quan

Quy định về mở rộng kho ngoại quan được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 68/2016/NĐ-CP. Theo đó trường hợp có nhu cầu mở rộng kho ngoại quan và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan. Hồ sơ gồm có:

- Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản chính.

- Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.

- Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.

Trình tự, thủ tục công nhận kho ngoại quan được quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.

-Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về thủ tục mở rộng kho ngoại quan. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Thủ tục cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa



Gọi ngay

Zalo