Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

THỦ TỤC GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trong thời gian qua, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp hay góp vốn vào các doanh nghiệp luôn thu hút được sự thu hút của nhà đầu tư nước ngoài. Vậy thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2014

- Luật Đầu tư 2014


II. Nội dung tư vấn

1. Hình thức đầu tư góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Góp vôn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn đầu tư theo các hình thức đầu tư sau:

(i) Góp vốn thành lập tổ chức kinh tế mới

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiêp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (DNTN, công ty CP, công ty TNHH, công ty hợp danh); hợp tác xã, liên hợp tác xã

Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, pháp luật Việt Nam đã mở rộng cửa, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam dưới hình thức: tổ hcuwsc kinh tến 100% vốn nước ngoài và tổ chức kinh tế kết hợp theo hình thức liên doanh.

(ii) Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam.

Góp vốn trong trường hợp này được hiểu là góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập, góp trực tiếp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp huy động vốn điều lệ. Bằng cách này, tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp kho doanh nghiệp sẽ tăng lên, đồng thời ghi nhận thêm tên của nhà đầu tư vào danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty.

Cách góp vốn thứ hai là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thep cách nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của thành viên, cổ đông công ty. Việc mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp đã thành lập về cơ bản không làm thay đổi số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty, nhưng sẽ thay đổi thành viên hoặc cổ đông trong danh sách trước đó.

(iii) Nhà đầu tư góp vốn thực hiện hợp đồng đầu tư kinh doanh.

Theo quy định ucar LĐT 2014, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện hợp đồng đầu tư kinh doanh được thể hiện qua hai hình thức:

- Đầu tư theo hợp đồng PPP

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

2. Thủ tục và thời hạn góp vốn

2.1 Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng tiền Việt Nam

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Việc định giá tài sản góp vốn là quan trọng bởi mục đích của nó là để đảm bảo cho người góp vốn được quyền lợi công ty tương ứng nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty, giữa nhà đầu tư và công ty nhận vốn và bảo đảm quyền lợi của người thứ ba.

2.2 Thời hạn góp vốn

Thay vì quy định thời gian góp vốn là khác nhau cho từng loại hình công ty như trước đây, Luật Doanh nghiệp đã quy định thống nhất thời hạn thanh toán đủ phần vốn góp đăng ký của tất cả các loại hình công ty đều là 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.3 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Căn cứ theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014, Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

– Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Lưu ý: Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

2.4 Hình thành tư cách thành viên góp vốn

Trường hợp nhà đầu tư lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thành lập tổ kinh tế mới Để thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài cần phải đăng ký dự án đầu tư và được Sở Kế Hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư có dự án hoạt động chấp thuận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư trên địa bàn này để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý này, nhà đầu tư chính thức được ghi nhận về việc góp vốn của mình.

Trường hợp nhà đầu tư không thành lập tổ chức kinh tế, mà góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đã được thành lập. Nhà đầu tư nước ngoài cần đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở kế hoạch đầu tư tại nơi mà doanh nghiệp nhà đầu tư dự kiến góp vốn hoạt động. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung tên nhà đầu tư vào danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông vào công ty mình tại Phòng Đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư được ghi nhận về việc góp vốn của mình về mặt pháp lý.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về thủ tục góp vốn của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Hoa)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty quảng cáo tại Việt Nam

Tư vấn pháp luật đầu tư



Gọi ngay

Zalo