Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP

THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP

Hiện nay với cơ chế hội nhập quốc tế về mọi mặt, Việt Nam thu hút chủ đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức và mỗi hình thức lại có những thế mạnh khác nhau. Hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng thực hiện việc kinh doanh của mình với thủ tục ngắn gọn và giúp các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận các ngành nghề một cách dễ dàng hơn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp những vấn đề trên HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho quý khách những quy định và thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Đầu tư 2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.


II. Nội dung tư vấn của công ty Luật HTC Việt Nam

1. Điều kiện để nhà đầu tư được phép đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận vào thị trường Việt Nam thông qua các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn thì cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014:

- Có dự án đầu tư và xin giấy chứng nhận đăng kí đầu tư: Đây là điều kiện cần cho việc xác định đối tượng đầu tư của nhà đầu tư và được cơ quan nhà nước chấp thuận

- Thành lập tổ chức kinh tế: Để sử dụng các hình thức đầu tư thì nhà đầu tư bắt buộc phải thành lập tổ chức kinh tế.

- Tỉ lệ sở hữu vốn không bị giới hạn, trừ các trường hợp quy định Khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014.

- Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với tổ chức kinh doanh các ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

- Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh

+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn

a. Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

* Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

* Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

- Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

- Sau khi hoàn tất đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

b. Trường hợp nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TTHH HTC hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc tư vấn, giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Phạm Hiện)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Các bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn về thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp tại Việt Nam

Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam



Gọi ngay

Zalo