Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Văn phòng đại diện là một trong những hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng địa bàn, nhất là những công ty nước ngoài có ý định nhảy vào thị trường Việt Nam.Với những doanh nghiệp nước ngoài lần đầu thâm nhập vào thị trường Việt, mở văn phòng đại diện giúp đơn vị có thời gian làm quen, thích ứng với thị trường mà không phải chịu rủi ro về doanh số. Bản chất văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc, nhận ủy quyền thực hiện nhiệm vụ từ công ty mẹ.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật thương mại 2005

- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam


II. Nội dung tư vấn

1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Công ty nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 7, Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

- Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước đó

- Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

2. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của Công ty muốn thành lập Văn phòng đại diện (Bản sao đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang Tiếng Việt);

- Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện (Bản sao đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang Tiếng Việt);

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (Bản sao đã được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang Tiếng Việt);

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu Văn phòng đại diện (Bản sao có chứng thực);

- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh công ty có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại cho thấy sự phù hợp về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

- Thương nhân nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở công thương nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở công thương kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở công thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.

- Trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Sở công thương lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành . Sau khi nhận được ý kiến, Sở công thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.

4. Thời hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định.

Giấy phép có thể được gia hạn nhiều lần.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thanh Tuyết)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết liên quan

Tư vấn thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Thành lập chi nhánh doanh nghiệp

Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tư vấn gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam



Gọi ngay

Zalo