Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

XỬ PHẠT LÁI XE KHÔNG CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ BẢN CHÍNH: DÂN MẮC KẸT GIỮA CÔNG AN VÀ NGÂN HÀNG

Báo Lao động) Các chủ xe, doanh nghiệp vận tải và ngân hàng hiện đang “ngồi trên đống lửa” trước thông tin cảnh sát giao thông kiểm tra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông. Nhất là khi mà hiện nay, việc cho vay trả góp mua ôtô là hình thức tín dụng phổ biến, và người vay mua ôtô đều bị ngân hàng bắt thế chấp giấy đăng ký xe bản chính.


“Đòi hỏi của công an là vô lý!”

Trao đổi với báo Lao Động, anh T.V Quang, chủ một nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hoá cho biết, trong số 5 đầu xe Cty anh đang khai thác có tới 3 xe đang mua trả góp và giấy tờ gốc do ngân hàng giữ. “Đề xuất của CSGT thực sự gây khó cho chúng tôi và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh, cứ đi đường là bị phạt thì làm ăn thế nào?”.

Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, việc này thực sự đang gây khó cho hàng triệu người dân bởi trên cả nước có tới hơn 1,3 triệu xe đang mua trả góp và như vậy “có khả năng 1,3 triệu lái xe có thể bị phạt”. Do đó, ông Liên cho rằng, cơ quan chức năng phải bình tĩnh xem lại các quy định của luật pháp để có hướng giải quyết cho việc này. Theo ông Liên, cả ngân hàng và CSGT đều đúng khi trích dẫn các luật liên quan nhưng DN và người dân ở giữa thì mắc kẹt và gặp khó trong khi lỗi không phải do họ.

Trao đổi với PV, không ít chuyên gia tài chính ngân hàng đưa ra quan điểm mạnh mẽ và cho rằng, nếu ngân hàng cho vay mà không có gì đảm bảo thì rất rủi ro và có khả năng phát sinh nợ xấu. Theo TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng cho vay mua nhà hoặc mua ôtô thì việc giữ giấy tờ là điều đương nhiên theo thông lệ quốc tế. Nếu bây giờ tự dưng đưa qua quy chế nhà của ông không có đăng ký nhà ở hoặc sổ đỏ hay là xe không có giấy đăng ký thì dân chúng biết làm thế nào? Họ biết huy động vốn ở đâu để mua sắm?”.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế cho biết: “Theo kinh nghiệm quốc tế, bên cho vay là ngân hàng nên được giữ tài sản gốc đó, bởi vì giấy tờ gốc đi với tài sản thế chấp. Nếu trường hợp tài sản đảm bảo không đủ giấy tờ gốc và bên đi vay thiếu thiện chí, trốn mất thì ngân hàng không biết làm như thế nào để đòi lại tài sản của mình. Trong khi đó, về phía công an chủ yếu xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy có thể xử lý linh hoạt, và sử dụng bản photo có công chứng.

Ngân hàng đang làm trái luật?

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, luật sư Nguyễn Doãn Hùng - Cty Luật HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Điều 9 Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung Điều 20a Nghị định 163/2006NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Quy định này đồng nghĩa với việc từ ngày 10.4.2012 (thời điểm Nghị định 11/2012NĐ-CP có hiệu lực), các tổ chức tín dụng, ngân hàng, sau khi cho khách hàng vay và làm các thủ tục thế chấp xong phải trả cho người thế chấp giấy đăng ký xe bản gốc. Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 yêu cầu người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang giấy đăng ký xe bản gốc. Quy định này đã loại trừ thỏa thuận “bên nhận thế chấp giữ giấy đăng ký” với tài sản thế chấp là phương tiện giao thông đường bộ. Trong thực tế, đa số ngân hàng khi cho vay thế chấp đã cố tình thỏa thuận để khách hàng đồng ý cho họ “giữ giúp” giấy đăng ký. Điều này là trái quy định pháp luật, họ muốn đẩy khó khăn cho khách hàng, giữ lợi thế pháp lý cho mình, vì cần có tiền mua xe nên khách hàng đành phải chấp nhật thỏa thuận đó.

Song, theo ông Hùng, “giấy phô tô sao y bản chính cũng là một hình thức để chứng minh việc sở hữu của chủ phương tiện. Theo tôi cách hiểu của CSGT như vậy là quá máy móc (Vì luật đã quy định rõ).

Đúng căn cứ pháp luật, nhưng nên sửa đổi

Theo quy định tại điều 9, Nghị định 11/2012/NĐ-CP thì bên thế chấp được quyền giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông, bao gồm cả ôtô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ôtô…

Tại công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24.5.2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ghi: “... Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã dẫn”. Đồng thời, Công văn 2916/C67-P9 ngày 31.5.2017 của Cục CSGT, hướng dẫn thực hiện như sau: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP) và Công văn số 3851/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, việc CSGT xử phạt người tham gia giao thông không có bản chính của phương tiện giao thông là có cơ sở pháp lý.

Nhưng theo tôi, việc quy định như trên sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng khi cho vay thế chấp mà không có giấy tờ bản chính để bảo đảm. Nếu xảy ra các trường hợp người đã thế chấp ôtô, lại có bản chính giấy tờ của xe lại đi cầm cố, thế chấp ở đâu nữa sẽ xảy ra hậu quả pháp lý rất phức tạp. Vì thế, có lẽ cần sửa đổi quy định người có phương tiện thế chấp được cung cấp bản xác nhận của ngân hàng đang giữ bản chính là phương tiện đó được lưu hành hợp pháp như trước đây là được. Vì ngoài giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thì còn giấy đăng kiểm xe cũng có thể chứng minh được chủ xe là ai.

Trao đổi với Lao Động, trung tá Nguyễn Đức Huấn - Đội phó Đội CSGT số 4 (Công an Hà Nội) cho biết: Theo quy định thì những trường hợp vi phạm giao thông mà không có giấy đăng ký xe gốc, chỉ có giấy đăng ký phô tô công chứng thì cảnh sát vẫn phạt bình thường. Tuy nhiên, thực tế ở địa bàn các chiến sĩ cũng rất linh động vì hiện nay vấn đề này giữa các bên chưa có sự đồng thuận.

Chiều 13.7, Thống đốc NHNN đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ Công an kiến nghị các giải pháp để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo là phương tiện giao thông. Thống đốc NHNN cho rằng, nếu không được giải quyết sớm, có thể dẫn tới việc các tổ chức tín dụng (TCTD) phải ngừng cho vay có thế chấp bằng phương tiện giao thông vận tải.

Ngày 11.7, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết, cũng đã gửi công văn báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị vận tải khi mua xe ôtô phải vay ngân hàng. Theo đó, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sớm thực hiện ngay việc trả lại bản chính đăng ký xe ôtô cho các đơn vị vận tải, áp dụng những biện pháp khác trong quá trình thế chấp tài sản vay vốn phù hợp, đồng thời chỉ đạo Bộ Công an lùi thời gian xử lý vi phạm với xe ôtô của các đơn vị vận tải trong phạm vi cả nước có xe vay vốn Ngân hàng đang được Ngân hàng giữ bản chính đăng ký xe ôtô.

Nguồn: PV Cao Nguyên, Báo Lao động.



Gọi ngay

Zalo