Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Điều kiện để người lao động có thể hưởng chế độ tai nạn lao động

Ngày 30/07/2019, Tạp chí Cuộc sống an toàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Doãn Hùng - Giám đốc Công ty luật HTC Việt Nam, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, về những điều kiện để người lao động có thể hiểu chế độ tai nạn lao động.

Theo Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, tại Điều 43 Luật BHXH năm 2014 quy định, để được hưởng chế độ TNLĐ, NLĐ cần có đủ các điều kiện sau: "Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Về việc hưởng chế độ BNN cần khi có đủ các điều kiện: Bị bệnh thuộc danh mục BNN do Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc trường hợp nêu trên".

Còn đối với chế độ trợ cấp cho NLĐ khi bị suy giảm khả năng lao động, Luật sư Hùng phân tích: Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ được hưởng các chế độ trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động.

Cụ thể, Trợ cấp một lần (Điều 46 Luật BHXH năm 2014) được áp dụng với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. NLĐ suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng. Sau đó, đóng thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị;

Trợ cấp hàng tháng (Điều 47 Luật BHXH năm 2014) được áp dụng với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. NLĐ suy giảm 31% khả năng lao động sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Ngoài mức trợ cấp này, hàng tháng NLĐ còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%. Sau đó, đóng thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị;

Trợ cấp phục vụ (Điều 50 Luật BHXH năm 2014) được áp dụng đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần. Trong trường hợp này, NLĐ ngoài việc được hưởng trợ cấp hàng tháng thì mỗi tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Thời điểm hưởng các chế độ trợ cấp nêu trên được tính từ tháng NLĐ điều trị xong, ra viện. Riêng trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, NLĐ được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN (Điều 51 Luật BHXH năm 2014) được áp dụng đối với NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. NLĐ bị TNLĐ dẫn tới tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Nguồn: Tạp chí Cuộc sống an toàn https://cuocsongantoan.vn/huong-che-do-tai-nan-lao...



Gọi ngay

Zalo