Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA LUẬT SƯ

QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA LUẬT SƯ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Vậy quy định việc thu thập chứng cứ của người tham gia tố tụng là Luật sư theo quy định của BLTTHS 2015 có những bất cập và khó khăn trong thực tiễn áp dụng? Sau đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015.


2. Thu thập chứng cứ của Luật sư

Theo quy định tại Điều 88 BLTTHS 2015 thì việc thu thập chứng cứ không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà còn được thực hiện bởi chủ thể là luật sư trong vai trò tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.

Theo quy định tại BLTTHS 2003 thì chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là những cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Các cơ quan này sẽ làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Đến nay, khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định: “Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”. Điều đó cũng thừa nhận “Luật sư là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ” trong quá trình thực hiện hoạt động bảo vệ cho thân chủ của mình. Quy định này đã thể hiện vai trò quan trọng của Luật sư trong việc góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Việc thu thập chứng cứ của luật sư được chủ động thực hiện thông qua các hoạt động sau:

– Luật sư có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, để nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án, để cho người mà mình bào chữa trình bày, xác minh tính xác thực trong các biên bản ghi lời khai do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Lời trình bày của những người này có thể trở thành chứng cứ quan trọng được sử dụng trong vụ án hình sự, có thể giúp ích trong quá trình bảo vệ thân chủ của luật sư, góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, liên quan đến việc bào chữa. Bên cạnh việc trực tiếp, độc lập tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, BLTTHS 2015 còn ghi nhận quyền của Luật sư trong việc tham gia vào các hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng. Sự có mặt của luật sư khi người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ sẽ góp phần bảo đảm tính khách quan, đúng trình tự, thủ tục của người tiến hành tố tụng hoặc trấn an tinh thần của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hoạt động này được thể hiện ở việc:

+ Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS

+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản

+ Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra

+ Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa.

3. Một số bất cập, khó khăn trong thực tiễn áp dụng

Mặc dù pháp luật đã thừa nhận việc Luật sư có quyền tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ, tuy nhiên thực tiễn áp dụng có thể thấy việc thu thập chứng cứ độc lập của Luật sư vẫn gặp phải vô vàn khó khăn, có thể kể đến:

– Khoản 4 Điều 88 BLTTHS quy định: “Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, sau khi thu thập được tài liệu, đồ vật… thì việc đánh giá xem đó có phải là chứng cứ hay không và việc quyết định có sử dụng hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này dẫn đến sự thiếu khách quan, trong nhiều trường hợp khi giao nộp những chứng cứ quan trọng sẽ bị vô hiệu hóa làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh không còn.

– Họat động thu thập chứng cứ bằng việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa: Quy định này rất hình thức bởi thực tiễn, việc Luật sư đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là cơ quan, tổ chức Nhà nước cung cấp được các tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa gặp nhiều khó khăn. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không hợp tác trong việc cung cấp các tài liệu, đồ vật thì Luật sư lại phải quay sang “đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” thu thập. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư vẫn trở lại bằng việc đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành thu thập.

Như vậy, mặc dù vị trí của luật sư trong việc thực hiện chức năng bào chữa của mình đã được nâng cao. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư vẫn vô cùng khó khăn, chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện và cần phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết để các quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thu thập chứng cứ của Luật sư. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật dân sự



Gọi ngay

Zalo