Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Hiện nay Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó các vấn đề về độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng… và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ không còn xa lạ tại Việt Nam. Nhưng không phải chủ doanh nghiệp nào cũng ý thức được sự quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Vậy bảo hộ nhãn hiệu là gì? Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Bài viết dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung 2009 và 2019


II. Nội dung tư vấn

1. Vai trò của nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa thực hiện chức năng kinh tế vĩ mô chủ yếu giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm trên thị trường; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn. Nhãn hiệu hàng hóa giúp người tiêu dùng quyết định trong những tình huống khó có thể xác minh được nguồn gốc sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Ví dụ: khi mua máy thu hình, ô tô hoặc máy tính thì đối với người tiêu dùng nhãn hiệu hàng hóa phải là biểu tượng tin cậy để phân biệt hàng hóa hoặc là dịch vụ do những hãng khác nhau cung cấp và để chỉ ra đặc điểm, chất lượng của sản phẩm.

Nhãn hiệu hàng hóa khuyến khích việc đầu tư vào chất lượng khi doanh nghiệp thừa nhận rằng cổ phần nhãn hiệu chỉ hình thành nếu kinh nghiệm mà người tiêu dùng thu được sau khi mua hàng khẳng định bức thông điệp do nhãn hiệu truyền đạt và công bố trong quảng cáo gắn với nhãn hiệu hàng hóa. Khi người tiêu dùng lựa chọn một sản phẩm bất vì lý do chất lượng mà nhãn hiệu của sản phẩm gợi ra và khi doanh nghiệp đầu tư vào chất lượng để tiếp tục xây dựng danh tiếng cho nhãn hiệu thì kết quả là chất lượng được nâng cao, tạo ra sự gắn bó của người tiêu dùng với nhãn hiệu.

Nhãn hiệu hàng hóa là công cụ tiếp thị đắc lực nên chúng đã trở thành những yếu tố có giá trị trong giao dịch tài chính như sáp nhập và mua lại hoặc qua các hợp đồng li-xăng. Tên gọi nhãn hiệu đã trở thành tài sản có giá trị nhất của ngày càng nhiều công ty, nhiều khi vượt quá giá trị tài sản hữu hình của các công ty đó. Ví dụ: Nestlé đã mua lại Perrer với giá 2,5 tỷ USD, Philip Morris đã mua lại Kraft với giá 13 tỷ USD. Năm 2019, định giá nhãn hiệu của Apple lên tới 234,241 tỷ USD, Google: 167,713 USD, Amazon: 125,263 tỷ USD…

2. Tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu

Một là, Trong kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa là một phần quan trọng của chiến lược marketing. Một nhãn hiệu hàng hóa đã được xác lập sự thừa nhận rõ ràng của khách hàng có thể là tài sản duy nhất và có giá trị nhất trong số tài sản mà một doanh nghiệp chiếm hữu. Do đó, cần phải bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa càng sớm càng tốt.

Hai là, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa mình cần, giúp cho người tiêu dùng sử dụng hiệu quả hơn đồng tiền của mình.

Ba là, đối với doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp nhãn hiệu từ các chủ thể khác. Từ đó có thể đảm bảo được uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường. Bảo hộ nhãn hiệu tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hóa một cách hữu hiệu trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm liên tục phát triển kinh tế.

Bởi lẽ, nhãn hiệu mang lại lợi nhuận kinh tế cao bởi vậy chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa, hành vi giả mạo, làm hành giả và bắt trước nhãn hàng hóa và bao bì xảy ra rất phổ biến. Vài ví dụ điển hình như một số nhãn hàng nổi tiếng là túi xách LOUIS VUITTON, đồng hồ ROLEX, CARTIER, giày thể thao PUMA và REEBOK… Người chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thường sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho hàng hóa hay dịch vụ hoàn toàn khác biệt, đôi khi tòa án yêu cầu một nhãn hiệu hàng hóa phải nổi tiếng tại nước phát hiện ra chiếm đoạt, và tòa từ chối việc bảo hộ, thậm chí nếu chủ sở hữu đích thực nhãn hiệu hàng hóa có thể chứng minh được là nhãn hiệu hàng hóa đó nổi tiếng ở cấp quốc tế tại nhiều quốc gia khác, do đó cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaHành vi làm giả là một tội kinh tế, người làm hàng giả không chỉ lừa gạt người tiêu dùng mà còn phương hại danh tiếng của nhà sản xuất đích thực, ngoài ra họ còn không nộp thuế và thực hiện các phí khác cho nhà nước. Người bắt chước thường lợi dụng danh tiếng của đối thủ cạnh tranh sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa tương tự, gây nhầm lẫn trên thị trường.

Bốn là, việc bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư thì điều quan tâm của họ là đối tượng Sở hữu công nghiệp mà họ đầu tư vào có được pháp luật tại nước mà họ đầu tư bảo hộ hay không. Nếu một nước mà việc bảo hộ nhãn hiệu không tốt, nhà đầu tư sẽ đối mặt với thực trạng nhãn hiệu của mình sẽ bị sao chép, bắt chước, làm giả và dẫn tới nguy cơ đầu tư thất bại do không tìm được chỗ đứng cho nhãn hiệu của mình.

Hiện tại, Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp đang vươn ra thị trường thế giới, và cũng đã có không ít doanh nghiệp bị tranh chấp thương hiệu ở nước ngoài vì chưa được đăng ký bảo hộ. Đã xảy ra khá nhiều vụ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tranh chấp ở thị trường nước ngoài khi không được đăng ký, bảo hộ. Điển hình nhất là các vụ bị tranh chấp thương hiệu của Petro Vietnam và Cà phê Trung Nguyên tại Hoa Kỳ, của thuốc lá Vinataba tại châu Á…

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và xem xét vì sao nên đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước



Gọi ngay

Zalo