Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng về vấn đề đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng:

2.1. Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu lĩnh vực xây dựng.

Theo quy định pháp luật thì lĩnh vực xây dựng được phân loại thuộc nhóm 37 của bảng NICE 10/ Giới thiệu nhóm dịch vụ (Nhóm 37) và cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các dịch vụ nhóm 37.

Nhóm 37. Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt.……

Chú thích: Nhóm này chủ yếu gồm những dịch vụ do chủ thầu hoặc người thầu lại tiến hành xây dựng hoặc làm nhà cửa lâu bền, cũng như các dịch vụ tiến hành bởi các cá nhân hay các tổ chức được thuê phục chế các đối tượng theo trạng thái ban đầu của chúng hoặc bảo quản mà không làm thay đổi các đặc tính vật lý hay hoá học của chúng.

Nhóm này đặc biệt gồm cả:

- Các dịch vụ có liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, đập hay các tuyến truyền tải, các dịch vụ về các công việc chuyên môn hoá trong lĩnh vực xây dựng như công việc của thợ sơn, thợ đặt đường ống, thợ đặt hệ thống sưởi hoặc thợ lợp nhà;

- Các dịch vụ phụ trợ cho các dịch vụ xây dựng như kiểm tra dự án xây dựng;

- Các dịch vụ chế tạo tàu thuyền;

- Các dịch vụ gồm thuê công cụ hoặc vật liệu xây dựng;

- Các dịch vụ tu sửa như các dịch vụ bảo đảm việc đưa bất kỳ một đối tượng nào về trạng thái tốt sau khi hao mòn, thiệt hại, hư hỏng hay bị phá huỷ một phần (phục hồi một toà nhà hay một đối tượng khác đang tồn tại đã trở nên thiếu hoàn thiện và phải phục hồi về trạng thái ban đầu của nó);

- Các dịch vụ khác nhau về tu sửa như các dịch vụ về điện, đồ đạc, dụng cụ, công cụ v.v...;

- Các dịch vụ bảo dưỡng nhằm giữ cho đối tượng ở dạng ban đầu mà không làm thay đổi những đặc tính của nó (xem phấn chú thích của Nhóm 40 để thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm này và Nhóm 40).

Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm:

- Các dịch vụ về lưu giữ hàng như quần áo và xe cộ (Nhóm 39);

- Các dịch vụ liên quan đến nhuộm vải vóc hay quần áo (Nhóm 40).

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản xuất, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

2.2. Điều kiện đối với nhãn hiệu.

Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau:

- Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;

- Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;

- Nhãn hiệu có thể được in màu hoặc in đen trắng;

- Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng.

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu xây dựng

Sau khi xác định được nhóm dịch vụ cần đăng ký, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu dự định đăng ký so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không và có phương án sửa đổi.

- Tra cứu sơ bộ: Việc tra cứu sơ bộ có thể mất từ 1 đến 3 ngày để thực hiện nhưng kết quả tra cứu thông thường có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%).

- Tra cứu chuyên sâu: Tra cứu chuyên sâu thường mất từ 3 đến 7 ngày để có kết quả. Các nhãn hiệu sẽ được tra cứu bởi các chuyên gia sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia cũng sẽ tư vấn về khả năng đăng ký thành công. Tỷ lệ chính xác của kết quả theo phương pháp này thường là khoảng 90%.

Bước 2: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng (kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;

- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;

- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kèm theo các tài liệu yêu cầu trên đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn sau:

- Thẩm định hình thức: trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giai đoạn này khi đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.

Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.

- Đăng công báo: công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.

Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

- Thẩm định nội dung: Trong thời hạn 9 tháng.

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?

Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.

- Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.

2.4. Bảng báo giá chi phí.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng

2

Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng

3

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng

4

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực xây dựng

5

Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có) để đăng ký thành công nhãn hiệu.

6

Nhận Giấy chứng nhận hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp Cục SHTT từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu)

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

- Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa



Gọi ngay

Zalo