Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KỸ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CHO DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông tại Việt Nam


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông tại Việt Nam:

2.1. Nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông là gì?

Một nhãn hiệu độc quyền cho các dịch vụ viễn thông là một dấu hiệu đặc biệt được sử dụng để phân biệt các dịch vụ viễn thông do một công ty cung cấp với các dịch vụ của các công ty khác trên thị trường. Nhãn hiệu độc quyền có thể được thể hiện bằng một hoặc một số màu, dưới dạng ký tự, câu từ, hình ảnh hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu dịch vụ viễn thông

Trong quá trình đăng ký, nhãn hiệu sẽ được sắp xếp theo các Nhóm phù hợp với các hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được áp dụng. Theo Bảng Phân loại Nice, các dịch vụ viễn thông được phân loại vào Nhóm 38, chủ yếu bao gồm các dịch vụ cho phép ít nhất một người liên lạc với một người khác bằng phương tiện cảm biến, đó là những dịch vụ:

- Cho phép một người nói chuyện với người khác,

- Chuyển tin nhắn từ người này sang người khác và

- Để một người liên lạc với người khác bằng cách nghe hoặc nhìn (radio và truyền hình).

- Dịch vụ phát thanh truyền hình hoặc chương trình truyền hình.

Nhóm này không bao gồm một số dịch vụ nhất định như:

Các dịch vụ sau không thuộc nhóm 38 như dịch vụ quảng cáo qua đài phát thanh; dịch vụ marketing qua điện thoại (marketing từ xa) sẽ thuộc nhóm 35.

2.2. Mục đích đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông.

Với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ viễn thông thì việc đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mà mình hoạt động là điều cần thiết mà các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này nên làm. Bởi vì sau khi đăng ký, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích sau đây:

- Có cơ sở pháp lý để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra các chế tài xử phạt với những doanh nghiệp làm giả, làm nhái nhãn hiệu của mình;

- Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

- Tạo lợi thế trong cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Khách hàng sẽ có thể nhận ra dịch vụ của bạn và nhớ tới công ty của bạn lâu hơn những đơn vị khác nhờ có nhãn hiệu độc quyền.

Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận trên cơ sở chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu; phát triển được những dịch vụ gắn nhãn hiệu, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Có hai phương pháp để tra cứu nhãn hiệu:

- Tra cứu sơ bộ: Việc tra cứu sơ bộ có thể mất từ 1 đến 3 ngày để thực hiện nhưng kết quả tra cứu thông thường có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%).

- Tra cứu chuyên sâu: Tra cứu chuyên sâu thường mất từ 3 đến 7 ngày để có kết quả. Các nhãn hiệu sẽ được tra cứu bởi các chuyên gia sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia này cũng sẽ tư vấn về khả năng đăng ký thành công. Tỷ lệ chính xác của kết quả theo phương pháp này thường là khoảng 90%.

Việc này để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, xem có bị trùng hay tương tự với các nhãn khác đã được bảo hộ trước đó hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Người nộp đơn cần chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu sau đây để đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

- 02 mẫu từ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;

- 05 mẫu nhãn hiệu (mỗi mẫu có kích thước 80x80mm);

- Nhóm và danh sách các dịch vụ kèm theo nhãn hiệu độc quyền;

- Tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền đăng ký;

- Biên lai thanh toán phí và lệ phí nhà nước (nếu có);

- Giấy ủy quyền;

Bước 3: Nộp hồ sơ

Cục sở hữu trí tuệ hiện là cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

Việc thẩm định hình thức đơn thường mất từ 01 tháng đến 02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong khoảng thời gian này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền để xác định xem đơn có thỏa mãn tất cả các điều kiện về hình thức hay không; từ đó, ra quyết định về việc đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ hay không hợp lệ.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Nếu đơn đăng ký được chấp thuận là một đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày quyết định. Các thông tin được công bố bao gồm: mẫu nhãn hiệu; thông tin của chủ sở hữu, và người nộp đơn; danh sách các dịch vụ kèm theo nhãn hiệu; và Nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn

Việc thẩm định nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu thường mất từ 9 tháng đến 12 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền để xác định xem nhãn hiệu có tương tự hay gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không.

Bước 4: Cấp văn bằng bản hộ

Nếu nhãn hiệu đáp ứng tất cả các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn về quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận sau khi bạn thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí nhà nước theo quy định.

2.4. Thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Quá trình đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ viễn thông không quá phức tạp nhưng sẽ mất tương đối nhiều thời gian, cụ thể là:

- Thẩm định hình thức: 01-02 tháng

- Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

- Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng

Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 13-18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu như doanh nghiệp nào không lưu tâm và không chú ý, thời gian này có thể kéo dài hơn và kết quả cuối cùng có thể là từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó.

2.5. Chi phí đăng ký.

Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Số lượng nhóm đăng ký hoặc số sản phẩm trong mỗi nhóm nhiều thì chi phí sẽ cao hơn. Vì vậy, Quý khách hàng cần cung cấp nhóm sản phẩm/dịch vụ và số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm để biết chính xác chi phí thực hiện.

2.6. Bảng báo giá chi phí.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông

2

Soạn thảo hồ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ viễn thông

3

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu của dịch vụ viễn thông.

4

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ viễn thông. Sau khi tra cứu và nhận thấy có khả năng đăng ký

5

Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có) để đăng ký thành công nhãn hiệu.

6

Nhận Giấy chứng nhận hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp Cục SHTT từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu)

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

- Nhãn hiệu độc quyền và trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Thẻ từ khóa:



Gọi ngay

Zalo