Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP TÁC GIẢ BỊ “ĂN CẮP BẢN QUYỀN” KHI CHƯA ĐI ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP TÁC GIẢ BỊ “ĂN CẮP BẢN QUYỀN” KHI CHƯA ĐI ĐĂNG KÝ

Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Tôi là Vũ Ngọc Khang, trú tại Quang Trung, Hà Đông. Cách đây 2 năm tôi có ngẫu hứng sáng tác một bài thơ khi đi du lịch tại Sa Pa, từ đó đến nay tôi chưa có đăng ký bản quyền gì, chỉ lưu giữ làm kỷ niệm trong cuốn sổ nhật ký thôi. Gần đây, tôi phát hiện bài thơ đó được đăng trên một tờ báo khá uy tín và tên tác giả lại không phải là tôi. Tôi đang rất bức xúc vì mình bị ăn cắp chất xám một cách công khai như vậy. Nhờ các Luật sư tư vấn cho tôi xem giờ tôi phải làm gì để đòi lại bài thơ vốn dĩ thuộc về mình.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất, trường hợp bạn chưa đăng ký thì vẫn được bảo hộ với tác phẩm của mình:

Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)

Thứ hai, việc người kia lấy tác phẩm của bạn để đứng tên họ là đã xâm phạm quyền nhân thân của bạn. Cụ thể xâm phạm việc đứng tên thật khi tác phẩm được sử dụng. Lúc này, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân nơi người đó cư trú để yêu cầu giải quyết (Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ)

Như vậy, quyền tác giả được bảo hộ từ khi thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định dù đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Khi có tranh chấp về quyền tác giả xảy ra, bạn phải đưa ra chứng cứ để chứng minh mình là tác giả của tác phẩm đó về quá trình mình sáng tác ra tác phẩm như các bản dự thảo hay phác họa hoặc có các nhân chứng biết về việc mình sáng tác.

Tóm lại: Như vậy, quyền tác giả được bảo hộ từ khi thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định dù đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, khi có tranh chấp về quyền tác giả xảy ra, bạn phải đưa ra chứng cứ để chứng minh mình là tác giả của tác phẩm đó về quá trình mình sáng tác ra tác phẩm như các bản dự thảo hay phác họa hoặc có các nhân chứng biết về việc mình sáng tác.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về việc bảo hộ quyền tác giả khi chưa đi đăng ký. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Các hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả

Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Tư vấn tra cứu thông tin đến đăng ký về bản quyền tác giả

Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan




Gọi ngay

Zalo