Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU MỚI NHẤT HIỆN NAY

TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU MỚI NHẤT HIỆN NAY

Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh đem lại lợi ích rất lớn không chỉ cho bên chuyển quyền mà còn cho bên nhận quyền. Bên chuyển quyền vừa là chủ sở hữu nhãn hiệu lại vừa có thể kiếm được một nguồn lợi nhuận bổ sung từ nhãn hiệu. Ngược lại bên nhận quyền không phải đầu tư một khoản không nhỏ để thành lập một nhãn hiệu mới có một chỗ đứng nhất định và rủi ro cũng nhỏ hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nên được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam giúp bạn hiểu hơn thủ tục để đăng ký một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như thế nào dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.


II. Nội dung tư vấn.

1. Luật sư tư vấn hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu gồm những tài liệu gì?

Thành phần hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm:

- Tờ khai đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng, làm theo mẫu quy định, cụ thể theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

- 02 bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng, kể cả Phụ lục (nếu có); nếu Hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo Bản dịch Hợp đồng ra tiếng Việt; nếu Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký Hợp đồng (trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

- Giấy ủy quyền (nếu có).

Ngoài ra, các bản sao/bản dịch tài liệu phải có xác nhận sao y bản chính/dịch nguyên văn từ bản gốc.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp, hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định về cả hình thức lẫn nội dung theo quy định của pháp luật nhưng trên thực tế thời gian có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua bưu điện tại Cục sở hữu trí tuệ. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp, hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định về cả hình thức lẫn nội dung theo quy định của pháp luật, trong hai trường hợp:

+ Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, người nộp hồ sơ sẽ được thông báo bằng văn bản về dự định từ chối đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó nêu rõ thiếu sót dẫn đến dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ theo Điểm b Khoản 40 Điều 1 của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN và gia hạn thêm 01 tháng để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót, hoặc phản đối dự định từ chối đăng ký Hợp đồng.

Nếu trong thời gian gia hạn, người nộp hồ sơ ko sửa chữa các thiếu sót đạt yêu cầu hoặc không có lý do xác đáng để phản đối dự định từ chối đăng ký, Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ chính thức bị từ chối đăng ký.

+ Nếu hồ sơ không có thiếu sót hoặc trường hợp hồ sơ có thiếu sót nhưng người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót đạt yêu cầu trong thời hạn quy định: Người nộp hồ sơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp kèm theo 01 bản Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đã được đóng dấu đăng ký, được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu.

Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu (logo).

Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký



Gọi ngay

Zalo