Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT KHI VIỆC SỬ DỤNG TÊN MIỀN CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT KHI VIỆC SỬ DỤNG TÊN MIỀN CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Việc sử dụng tên miền CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là việc sử dụng tên miền có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu. Như vậy, có hai dạng hành vi sử dụng tên miền CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là sử dụng tên miền trùng và hành vi sử dụng tên miền tương tự với phần chữ tên nhãn hiệu để CTKLM.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet;
-
Thông tư 06/2019/TT-BTTTT ngày 19/7/2019 sửa đổi, bổ sung thông tư 24/2015;

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN;

- Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 thi hành một số điều của Nghị định 99/2013.

II. Nội dung tư vấn

1) Thương lượng, hòa giải

Khoản 1 Điều 76 Luật Công nghệ thông tin quy định về hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thì tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết thông qua “thương lượng, hòa giải”.

Sau khi xác định được hành vi sử dụng tên miền CTKLM đối với nhãn hiệu, các bên có thể gặp gỡ để trao đổi và thương lượng với nhau để chuyển nhượng lại hoặc thay đổi thông tin tên miền để tránh gây nhầm lẫn. Xuất phát từ bản chất của quan hệ cạnh tranh, biện pháp thương lượng, hòa giải luôn được khuyến khích thực hiện và nhà nước tạo điều kiện cho các bên để có thể “thương lượng” được với nhau. Biện pháp thương lượng có thể được thực hiện một cách độc lập (hai bên chỉ liên hệ và gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bên thứ ba, không thực hiện các biện pháp khác) hoặc thực hiện song song cùng với các biện pháp hành chính hoặc khởi kiện ra tòa. Như vậy, có thể thấy, đối với hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền (trong đó có hành vi sử dụng tên miền gây CTKLM đối với nhãn hiệu), biện pháp hòa giải luôn được ưu tiên áp dụng trước khi thực hiện các biện pháp khác.


2) Biện pháp hành chính

Ngoài biện pháp thương lượng, hòa giải, Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99/2013/NĐCP ngày 29/8/2013 của Chính phủ còn quy định, các chủ thể có thể lựa chọn biện pháp hành chính để xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền (trong đó có hành vi sử dụng tên miền gây CTKLM đối với nhãn hiệu).

Việc lựa chọn biện pháp hành chính không những giúp cho chủ thể tiết kiệm được chi phí mà còn giúp cho các tranh chấp tên miền gây cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu được giải quyết nhanh chóng và triệt để hơn. Tuy nhiên, đối với biện pháp này, yêu cầu về bồi thường thiệt hại sẽ không được đặt ra, do đó, các chủ thể quyền cũng cần cân nhắc để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình khi lựa chọn biện pháp giải quyết. Trong biện pháp hành chính, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi sử dụng tên miền CTKLM đối với nhãn hiệu được thực hiện bởi Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông, Quản lý thị trường, Hải quan hoặc Ủy ban nhân dân thực hiện (Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP). Trong trường hợp nhiều cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền xử lý một hành vi vi phạm thì chủ thể quyền có thể lựa chọn một trong các cơ quan đó để nộp đơn yêu cầu (Điều 23 Thông tư số 11/2015/TTBKHCN ngày 26/6/2015).

3. Khởi kiện tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự giúp các bên giải quyết triệt để các tranh chấp và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Các thủ tục tố tụng được thực hiện theo quy định về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo luật SHTT, đối với hành vi CTKLM, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục giải quyết cạnh tranh;

Vậy nên trước khi khởi kiện, người khởi kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, tên miền tranh chấp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà người khiếu khởi kiện là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.

Thứ hai, người bị khiếu kiện không có quyền lợi hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó.

Thứ ba, tên miền mà người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.

Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự, cụ thể: Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (Khoản 4 Điều 25, Điều 33, Điều 34)

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ của Toà án được xác định như sau:

(i) nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện;

(ii) nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh;

(iii) nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa



Gọi ngay

Zalo