Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung 2009 và 2019

II. Nội dung tư vấn

1. Đăng ký sáng chế là gì?

Đăng ký sáng chế là một thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu tiến hành lần lượt theo các bước bao gồm: (i) đánh giá điều kiện đăng ký sáng chế (ii) tra cứu khả năng đăng ký sáng chế (iii) nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT (iv) theo dõi đơn đăng ký sáng chế cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng từ cơ quan đăng ký là Cục sở hữu trí tuệ.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Sáng chế ra đời nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức đăng ký độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

– Có tính mới mẻ, không trùng lặp với sáng chế đã đăng ký

– Sáng chế chưa bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước dưới hình thức sử dụng, hay mô tả trong bất kỳ thông tin nào

– Có trình độ sáng tạo

– Có khả năng áp dụng vào việc chế tạo, sản xuất…

2. Thủ tục đăng ký sáng chế

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký sáng chế

Chủ sở hữu sáng chế nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp chủ sở hữu xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký sáng chế

Sau khi kết quả tra cứu cho thấy sáng chế có khả năng đăng ký, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước (first to file).

Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau:

- Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu quy định;

- Bản mô tả sáng chế;

- Bản tóm tắt sáng chế;

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn, phí thẩn định nội dung (nếu có yêu cầu thẩm định nội dung), phí phân loại sáng chế nếu người nộp đơn không phân loại

- Ngoài ra, trong trường hợp cụ thể, đơn đăng ký sáng chế có thể phải có thêm các tài liệu bổ sung sau:

+ Giấy ủy quyền (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện)

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc các đơn đầu tiên nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế

+ Phí xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)

Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, đặc biệt là các yêu cầu sau đây:

- Đơn phải đảm bảo tính thống nhất: mỗi đơn chỉ được đăng ký một sáng chế. Tuy nhiên, trong một đơn có thể đăng ký nhiều sáng chế thống nhất với nhau, tức là có mối liên hệ kỹ thuật với nhau, để cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật chung.

Chẳng hạn, các sáng chế về thuốc trừ sâu, phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu, về thiết bị được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu có thể coi là thống nhất với nhau.

- Đơn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất sáng chế: Đơn phải bao gồm đầy đủ thông tin về sáng chế đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế đó.

Bước 3: Theo dõi đơn đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế. Nếu trong quá trình thẩm định, đơn có sai sót thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về kết quả thẩm định về hình thức hoặc nội dung, người nộp đơn có thể dựa vào đó để tiến hành sửa chữa và tiếp tục quá trình đăng ký sáng chế của mình.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký, sau đó Cục sẽ công bố văn bằng bảo hộ. Nếu chủ đơn không nộp lệ phí thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối chấp văn bằng bảo hộ.

Bước 5: Duy trì văn bảng bảo hộ đăng ký sáng chế

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng năm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.

Không có gì là mãi mãi, sáng chế cũng thế để tránh việc độc quyền và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký và không được gia hạn thời gian bảo hộ.

Ví dụ: Ngày nộp đơn đăng ký sáng chế là 01.01.2020, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký sáng chế sẽ đến ngày 01.01.2040.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký bằng sáng chế theo pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và xem xét khi đăng ký sáng chế mình tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thùy Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan

Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành



Gọi ngay

Zalo