Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU?

THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU?

Nhãn hiệu hàng hóa và maketing có mối liên hệ gần gũi với do nhãn hiệu hàng hóa giúp tăng cường sự chung thủy của khách hàng. Những công trình nghiên cứu trong “Aeker, David Xây dựng nhãn hiệu mạnh” đã chỉ ra hiệu quả của nhãn hiệu: “Giảm được 5% số khách hàng bỏ đi và tạo them 85% lợi nhuận trong một chi nhánh ngân hàng, thêm 50% trong một công ty môi giới bảo hiểm và 30% trong một mạng lưới dịch vụ ô-tô.” Cũng chính vì lợi ích mà nhãn hiệu đem lại nên việc xâm phạm nhãn hiệu là việc thường xuyên xảy ra và các chủ sở hữu phải quan tâm và chú ý để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như nhãn hiệu.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

- Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP.


II. Nội dung tư vấn

1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

“1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ;

tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

4. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm theo Luật Sở hữu trí tuệ

Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Một dấu hiệu bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khác khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Thứ hai, hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm khi dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ nhất; đồng thời, hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ hai hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Lưu ý, trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về vấn đề xâm phạm nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và xem xét nhãn hiệu mình dự định đăng ký có đang xâm phạm nhãn hiệu khác trước khi nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nhãn hiệu của mình có bị xâm phạm không. Trong quá trình thực hiện nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào khi dẫn đến tranh chấp

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu



Gọi ngay

Zalo