Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TÊN NHÃN HIỆU - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

TÊN NHÃN HIỆU - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Đặt tên nhãn hiệu là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Nó không chỉ đơn thuần có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức mà nó còn đại diện cho hình ảnh, cho danh tiếng cho doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và là một tài sản có giá trị đặc biệt. Như vậy, làm thế nào để đặt tên nhãn hiệu vừa đảm bảo hay, độc đáo, lôi cuốn vừa đảm bảo đúng pháp luật và được đăng kí bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời.

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một loại tài sản trí tuệ do vậy nó có khả năng mang lại lợi ích nếu được người nắm giữ sử dụng một cách hợp lý. Tuy nhiên, khác biệt với các tài sản khác, nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng; chính vì vậy mà nhãn hiệu được xem là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các doanh nghiệp khác.

Nhãn hiệu thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp; ví dụ hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau như SH, MSX, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream. Tuy nhiên, nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Như vậy, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

2. Một số lưu ý khi đặt tên nhãn hiệu?

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đặt tên nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009)điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định như sau:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Tên nhãn hiệu không nhất thiết phải có trong từ điển, bởi vì nhãn hiệu là một từ mang tính sáng tạo. Với phương châm là vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, nhãn hiệu phải là những từ hay ký tự dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ và không gây dị ứng về ý nghĩa và văn hóa đối với mọi dân tộc trên thế giới. Doanh nghiệp đăt tên nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông Tuy nhiên, khi đặt tên nhãn hiệu, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện chung nhất định, đặc biệt là phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với nhau.

Thứ hai, về khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định như sau:

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.

- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

- Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thứ ba, doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

1- Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; (Ví dụ: doanh nghiệp không được tên nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ Việt Nam; Mỹ…);

2- Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với huy hiệu của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ...);

3- Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi; Quang Trung, Võ Thị Sáu…).

4- Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; (Ví dụ: tên nhãn hiệu dầu cao SAO VÀNG tương tự với dầu cao SÁO VANG. Trường hợp này, 02 tên nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng dễ bị nhẫm lẫn giữa hai sản phẩm với nhau nên doanh nghiệp cần tránh đăng ký tên như trên. )

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi một chủ thể muốn đăng kí nhãn hiệu phải lưu ý đến vấn đề đặt tên nhãn hiệu, để đáp ứng những điều kiện nhất định, đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định của pháp luật, tránh những hành vi xâm phạm, ảnh hưởng xấu đến lợi ích của chủ thể đăng kí.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về một số lưu ý khi đặt tên nhãn hiệu. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí về đăng ký nhãn hiệu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

PTM.

--------------------------------------

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn




Gọi ngay

Zalo