Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VÀ NHỮNG LƯU Ý?

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VÀ NHỮNG LƯU Ý?

Sở hữu trí tuệ ngày càng được thừa nhận là một tài sản và công cụ của doanh nghiệp với những đóng góp đáng kể vào sự thành công của doanh nghiệp và do tiềm năng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị từ tài sản trí tuệ của mình đã dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng về phương pháp định giá từ quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ được định giá như thế nào và lưu ý những điều gì, dưới đây là giải đáp của Công ty luật TNHH HTC Việt Nam dành cho bạn:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).


II. Nội dung tư vấn.

Các công cụ được sử dụng để định giá tài sản trí tuệ giúp cho doanh nghiệp quản lý được tài sản sở hữu trí tuệ của mình một cách có hiệu quả và năng suất hơn, việc định giá tài sản trí tuệ tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích và là cơ sở để đàm phán trong trường hợp chuyển giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ.

Trước khi tiến hành định giá tài sản trí tuệ, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao doanh nghiệp quyết định định giá quyền sở hữu trí tuệ của mình?

- Khi nào sẽ cần đến và sử dụng thông tin (các kết quả định giá)?

- Quyền sở hữu trí tuệ nào sẽ được định giá?

- Phương pháp định giá nào sẽ được sử dụng?

Luật sư lưu ý cho bạn khi định giá tài sản trí tuệ:

Thứ nhất, phạm vi và điểm mạnh của yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế hoặc điểm mạnh của tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình định giá. Việc bảo hộ rộng (bảo hộ ở nhiều quốc gia) có thể làm tăng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách người định giá hiểu được điểm mạnh của cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các nước có liên quan.

Thứ hai, mức độ hệ thống hóa và việc một người có thể sử dụng có hiệu quả các thông tin được hệ thống hóa có trong sản phẩm cũng ảnh hưởng đến việc định giá.

Thứ ba, giá trị của sản phẩm có thể tăng lên khi độ khó để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm cao hơn. Mặt khác, sự tồn tại của các sản phẩm thay thế được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của sản phẩm.

Cho nên, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để xác định các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nêu trên nhằm thấy được các tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến giá trị sản phẩm và tài sản của doanh nghiệp.

Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ mà luật sư gợi ý cho bạn bao gồm:

- Phương pháp dựa vào thu nhập:

Đây là phương pháp định giá tài sản trí tuệ được sử dụng một cách phổ biến nhất. Về cơ bản, phương pháp này tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được trong thời gian hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, phương pháp này sử dụng khấu hao nguồn tiền mặt để tạo ra giá trị hiện tại cho nguồn thu nhập tương lai. Có thể ước tính được nguồn thu nhập khi nhìn vào số tiền mà doanh nghiệp thu được từ phí li-xăng nếu doanh nghiệp li-xăng một quyền sở hữu trí tuệ cụ thể. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là sự phức tạp của nó. Biến thể chính của phương pháp này là: Giảm trừ phí li-xăng.

- Phương pháp dựa vào chi phí:

Phương pháp này được sử dụng để ước tính các lợi ích trong tương lai của tài sản trí tuệ bằng cách tính số tiền cần để thay thế tài sản trí tuệ được đề cập. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng với các biến thể:

+ Chi phí tái sản xuất.

+ Chi phí thay thế.

Đây là phương pháp rất hữu ích khi xem xét các quyền sở hữu trí tuệ có trong các tài sản vô hình như phần mềm máy tính, bản vẽ kỹ thuật, kiểu dáng bao bì và mạng lưới phân phối.

- Phương pháp dựa vào thị trường:

Phương pháp này dựa vào việc bên thứ ba sẵn sàng chi để mua hoặc thuê tài sản trí tuệ. Giống như các phương pháp định giá khác, phương pháp dựa vào thị trường cũng có các biến thể, bao gồm:

+ Phương pháp so sánh doanh thu.

+ Sử dụng mức phí chuẩn.

- Phương pháp tùy chọn dựa vào giá cả:

Các phương pháp này thường được sử dụng trong việc xác định giá trị thị trường của quyền lựa chọn mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Những người định giá tài sản trí tuệ (đặc biệt là sáng chế) trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp dược phẩm sử dụng các phương pháp này ngày càng nhiều. Trong khi tồn tại các phương pháp định giá có tính “rủi ro trung bình” khác, phương pháp định giá tùy chọn được coi là có ưu điểm hơn cả.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được định giá như thế nào và những lưu ý. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo