Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Những thủ tục chủ sở hữu cần lưu ý để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp

Những thủ tục chủ sở hữu cần lưu ý để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi trái phép xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với các đối tượng quyền SHCN. Trên thực tế hiện nay, quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân thường xuyên bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Vậy để chủ sở hữu nhận biết được đâu là hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền SHCN và chủ sở hữu cần lưu ý để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về SHCN? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Xem xét các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Những hành vi mà Công ty Luật HTC Việt Nam đưa ra dưới đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản, yêu cầu chấm dứt;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Để thực hiện việc phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục sau:

- Hồ sơ yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm quyền SHCN

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm, trong đó nêu rõ:

+ Ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm;

+ Người đại diện hợp pháp hoặc chủ thể được ủy quyền;

+ Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan;

+ Hàng hóa, dịch vụ của chủ thể có dấu hiệu vi phạm;

+ Thông tin về chủ thể vi phạm;

+ Biện pháp yêu cầu xử lý;

+ Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký (nếu có).

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi vi phạm; các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác;...

- Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở địa bàn khác phối hợp xử lý vi phạm với các nội dung chính sau đây:

+ Thông tin tóm tắt về vụ việc;

+ Tóm tắt về hành vi vi phạm và phạm vi;

+ Quy mô vi phạm xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhận yêu cầu;

+ Bản sao đơn yêu cầu xử lý vi phạm và bảo sao các tài liệu, ảnh chụp mẫu vật kèm theo;

+ Tóm tắt kết quả xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

+ Kiến nghị những nội dung cần phối hợp xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả lời;

- Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ấn định. Trong trường hợp không tiến hành xử lý vi phạm theo yêu cầu thì phải nêu rõ lý do.

3. Lợi ích khi được Luật sư tư vấn về những thủ tục để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp

- Luật sư am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn sẽ tư vấn cho chủ sở hữu về chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ,.. mà chủ sở hữu cần chuẩn bị và dự liệu trường hợp cơ quan không tiến hành xử lý vi phạm.

- Luật sư có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của các đối tượng quyền SHCN mà khách hàng sở hữu để đưa ra lời khuyên hợp lý hơn.

Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến xử lý xâm phạm quyền SHCN tới khách hàng

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn thủ tục để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với khách hàng là chủ sở hữu đối tượng quyền SHCN như sau:

- Tư vấn xây dựng, soạn thảo đơn yêu cầu, tài liệu kèm theo,…

- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho chủ sở hữu như: vấn đề pháp lý về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN, những cơ quan có thẩm quyền bảo về quyền SHCN,…

- Tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Cao Thị Hảo/199; Ngày viết: 24/04/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn sở hữu trí tuệ

- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

- Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu bị xâm phạm

- Các biện phạm chủ sở hữu cần nắm rõ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Tư vấn đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp



Gọi ngay

Zalo