Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHỮNG GÌ CẦN LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

NHỮNG GÌ CẦN LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Việc đăng ký bảo hộ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến số vốn gây dựng thương hiệu lâu nay, nếu đổi thương hiệu khác sẽ phải thực hiện lại từ đầu (vì người tiêu dùng đã quen với thương hiệu cũ), điều nay làm tốn thêm một phần chi phí khá lớn. Do đó, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung 2009 và 2019.


II. Nội dung tư vấn

1. Nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu, đồng thời cũng đảm bảo nhãn hiệu của mình không bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.

Để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp. Người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm, mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “đánh cắp” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

2. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Thực tế cho thấy còn nhiều lỗi mắc phải khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu mà các chủ sở hữu gặp.

2.1. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu về cách đặt tên và thiết kế nhãn hiệu

Đóng vai trò là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp với nhau nên nhưng lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu đều xoay quanh vấn đề làm thế nào đảm bảo được chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Trong đó:

Thứ nhất, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: (i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tên nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và dễ in sâu vào trí nhớ người tiêu dùng. (ii) Và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Do đó, doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy các quốc gia, biểu tượng cờ, tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, đoàn thể, nhân vật lịch sử… (Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Việc thiết kế nhãn hiệu dựa trên những ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng là điều vô cùng sai lầm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo, thương hiệu, nhãn hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, khi đăng ký nhãn hiệu thì sẽ rất khó để được cấp văn bằng bảo hộ.

2.2. Lưu ý khi tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký

Một điểm quan trọng trong các lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu đó là phải thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn vào Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù đây không phải là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn cho các chủ thể nộp đơn và cả Cục. Tại bước này cá nhân, tổ chức có thể đánh giá được khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn vào cục, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Đồng thời, việc các chủ đơn chủ động thực hiện tra cứu trước cũng giảm thiểu số lượng công việc cho cơ quan sở hữu trí tuệ. Bạn có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc tế: https://www.wipo.int/portal/en/index.html

2.3. Lưu ý về gia hạn nhãn hiệu

Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần bằng việc nộp một khoản phí quy định, tuy nhiên sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.

Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Do đó, tránh trường hợp hết hạn mà lại có tình huống tranh chấp xảy ra thì bạn nên theo dõi liên tục và gia hạn chứng nhận đúng hạn để hạn chế rủi ro.

2.4. Lưu ý khi thực hiện quy trình

Thông thường khi đã nộp đơn vào Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu bảo hộ thì đơn sẽ phải trải qua thẩm định về hình thức và thẩm định về nội dung trước khi được quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Trong quá trình thẩm định, nếu có sai sót thì Cục sẽ thông báo cho chủ đơn biết để sửa chữa hoặc giải trình. Nếu chủ đơn không có trả lời hoặc sửa chữa không đạt thì Cục sẽ quyết định từ chối đơn. Do đó, các chủ đơn cũng như các doanh nghiệp cần phải chú ý thông báo từ cục để có sự chỉnh sửa và phản hồi trong thời gian luật định, nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu của mình tại cơ quan sở hữu trí tuệ. Trong quá trình đăng ký nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thùy Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu



Gọi ngay

Zalo