Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Một số điều kiện đáng chú ý để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm

Một số điều kiện đáng chú ý để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm

Khác với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có chất lượng đặc biệt so với sản phẩm cùng loại đến từ những vùng khác, những khu vực này thường là nơi có điều kiện thổ nhưỡng, tự nhiên hay yếu tố con người độc đáo. Bởi vậy, việc bảo hộ pháp lý hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, trong đó bao gồm việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý đồng âm sẽ góp phần nâng cao giá trị hội nhập pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam trên thị trường thế giới. Vậy cần chú ý điều gì để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm?

1. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2009 và 2019 không quy định về khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm. Khái niệm chỉ dẫn địa lý đồng âm lần đầu tiên xuất hiện trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Điều 4 Khoản 22 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể: “Chỉ dẫn địa lý đồng âm được hiểu là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau”.

Từ định nghĩa này có thể chỉ các các đặc điểm của chỉ dẫn địa lý đồng âm, bao gồm: (i) Chỉ dẫn địa lý đồng âm chỉ có thể là các dấu hiệu từ ngữ. Theo quy định hiện hành, dấu hiệu được công nhận là chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ, có thể là từ ngữ, hình ảnh hay biểu tượng có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Tuy nhiên, theo cách định nghĩa về chỉ dẫn địa lý đồng âm thì chỉ có các dấu hiệu từ ngữ mới được xem xét là các chỉ dẫn địa lý đồng âm. (ii) Là các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm từ các vùng lãnh thổ, các quốc gia được viết hoặc phát âm giống hệt nhau. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa làm rõ được một số vấn đề như pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm đối với các loại sản phẩm nào, các chỉ dẫn địa lý được coi là đồng âm khi nó chỉ dẫn đến nguồn gốc của các sản phẩm bất kỳ hay là các sản phẩm cùng loại. Có thể thấy, việc pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra định nghĩa về chỉ dẫn địa lý đồng âm là hợp lý bởi đây được coi là một cơ sở quan trọng để xác định đối tượng được bảo hộ và các điều kiện cho phép các chỉ dẫn địa lý này đồng thời tồn tại.

2. Cơ sở bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của chỉ dẫn địa lý là dù các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm được viết hoặc phát âm giống nhau nhưng không làm mất đi tính phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý đồng âm.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của chỉ dẫn địa lý: Bảo hộ một chỉ dẫn địa lý là chống lại việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm không đạt các chỉ tiêu pháp lý.

Thứ ba, xét về cơ sở pháp lý: Quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam không đề cập đến chỉ dẫn địa lý đồng âm nhưng cũng không nhắc đến việc không bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đồng âm. Theo Điều 80 Khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ, một chỉ dẫn địa lý chỉ không được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc thật sự của sản phẩm.

3. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm

Trong Dự thảo Luật, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm thỏa mãn đủ các điều kiện bảo hộ khi việc sử dụng thực tế các chỉ dẫn địa lý đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Như vậy, để được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đồng âm phải đáp ứng đủ các điều kiện tương tự như các chỉ dẫn địa lý thông thường khác: (i) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (ii) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý đồng âm còn phải thỏa mãn thêm điều kiện không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Vũ Thị Thanh Nhàn/184; Ngày viết: 11/03/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

- Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

- Hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý

- Cách nhận biết giữa chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa

- So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể



Gọi ngay

Zalo