Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ HỆ THỐNG QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ HỆ THỐNG QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

Sở hữu trí tuệ ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng trong thời đại hiện nay. Pháp luật luôn quy định đầy đủ, linh hoạt để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể của đối tượng sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và nắm rõ được quy định của pháp luật. Vậy, làm thế nào để hiểu rõ hơn về hệ thống quyền tác giả ở Việt Nam, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.


II. Nội dung tư vấn.

Luật sư tư vấn một số câu hỏi mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu rõ hơn hệ thống bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam:

Thứ nhất, quyền tác giả có phải đăng ký không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả là tự động và không phải đăng ký. Tuy nhiên, ở nước ta có Đăng bạ quyền tác giả và việc đăng ký tác phẩm của chủ thể đăng ký vào Đăng bạ là một việc làm thông minh vì nó có thể có ích cho chủ thể đăng ký trong trường hợp phát sinh tranh chấp (như tranh chấp về quyền sở hữu tác phẩm...).

Thứ hai, ai là người sở hữu quyền?

Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thông thường là người sáng tạo hoặc tác giả đầu tiên của tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngoại lệ cho quy định này. Quyền tài sản đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay từ đầu thuộc về người sử dụng/ nhà sản xuất, trong khi đó, quyền đó cũng có thể được chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho người sử dụng lao động/ nhà sản xuất. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu quy định cụ thể của pháp luật trong nước, nếu cần, đưa vào hợp đồng lao động của mình các quy định về việc chuyển giao quyền.

Thứ ba, bạn có các quyền gì?

Các độc quyền được trao cho tác giả và chủ sở hữu quyền theo pháp luật quốc gia. Các độc quyền thường bao gồm quyền tái bản (quyền tạo ra các bản sao), quyền biểu diễn trước công chúng, quyền phát sóng và quyền chuyển thể. Ngoài ra, nhiều nước còn trao cho chủ sở hữu các quyền liên quan đến việc phân phối các tác phẩm của họ trên Internet, cũng như bảo hộ chống lại việc phá vỡ các biện pháp được bảo vệ bằng công nghệ. Do vậy, việc tìm ra quyền nào được trao theo pháp luật bản quyền quốc gia là một việc đáng làm nhằm cho phép doanh nghiệp của bạn hưởng lợi một cách đầy đủ từ việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.

Thứ tư, làm thế nào để nhận được sự bảo hộ quốc tế cho tác phẩm của mình?

Việt Nam hiện nay đã phê chuẩn các công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan do WIPO quản lý như Công ước Berne hoặc là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đã thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. Vì vậy, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả của bạn sẽ hưởng lợi từ việc bảo hộ tự động trong một số lượng lớn các quốc gia (hơn 150 nước).

Thứ năm, bạn nên li – xăng tác phẩm của bạn như thế nào?

Nếu bạn muốn li – xăng tác phẩm của bạn cho người khác như tổ chức phát sóng, nhà xuất bản, thậm chí cơ sở giải trí bất kỳ, thì việc tham gia vào tổ chức quản lý tập thể có thể là một sự lựa chọn đúng đắn. Các tổ chức quản lý tập thể thay mặt cho tác giả giám sát việc sử dụng tác phẩm và có trách nhiệm đàm phán các hợp đồng li – xăng và thu phí. Đặc biệt, các tổ chức này là phổ biến trong lĩnh vực các tác phẩm âm nhạc và nghệ thuật trong trường hợp có một số lượng lớn người sử dụng cùng một tác phẩm và sẽ khó cho cả chủ sở hữu quyền và người sử dụng trong việc tìm kiếm sự cho phép cụ thể cho mỗi lần sử dụng cần được đàm phán riêng lẻ với mỗi người nhận li – xăng.

Thứ sáu, bạn phải thực thi quyền của bạn như thế nào?

Tác giả của một tác phẩm có quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm của mình. Nếu bạn phát hiện ra người bất kỳ sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả mà không được phép, bạn có thể thực thi quyền của mình bằng biện pháp hành chính và kiện ra tòa. Ở một số nước, biện pháp kiểm soát biên giới cũng được áp dụng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm xâm phạm quyền tác giả. Ý kiến tư vấn của đại diện sở hữu trí tuệ hoặc luật sư, cơ quan quản lý quyền tác giả, cơ quan hải quan sẽ rất là quan trọng bất cứ khi nào bạn phát hiện ra rằng tác phẩm của bạn đang bị xâm phạm. Một số tác phẩm như phần mềm máy tính, bản ghi âm và tác phẩm nghe nhìn có thể bao gồm các biện pháp bảo vệ bằng công nghệ (ví dụ: mật ãm, hệ thống tiếp cận có điều kiện) để bảo vệ chúng khỏi việc sử dụng không được phép. Những hệ thống như vậy là các công cụ mà chủ sở hữu quyền có thể giới hạn sự tiếp cận cho những khách hàng chấp nhận các điều kiện nhất định cho việc sử dụng tác phẩm và thanh toán một khoản phí cho việc sử dụng đó.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về việc làm thế nào để hiểu rõ hơn về hệ thống quyền tác giả ở Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo