Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HÀNH VI SỬ DỤNG TÊN MIỀN CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

HÀNH VI SỬ DỤNG TÊN MIỀN CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi huỷ hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. Biểu hiện của nó bao gồm: hành vi nhái lại nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng, khẩu hiệu kinh doanh, nhãn hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng và gây thiệt hại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh…

I. Căn cứ pháp luật

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;


II. Nội dung

1. Khái niệm

Đối với hành vi sử dụng tên miền CTKLM đối với nhãn hiệu được hiểu là hành vi sử dụng tên miền nhằm chiếm đoạt các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp nhờ việc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác nhằm trục lợi. Việc sử dụng tên miền CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là việc sử dụng tên miền có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu. Như vậy, có hai dạng hành vi sử dụng tên miền CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là sử dụng tên miền trùng và hành vi sử dụng tên miền tương tự với phần chữ tên nhãn hiệu để CTKLM

2, Xác định hành vi sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh với nhãn hiệu theo quy định pháp luật

Theo Điều 130 Luật SHTT được sửa đổi, bổ sung năm 2009, hành vi sử dụng tên miền CTKLM liên quan đến nhãn hiệu được hiểu là hành vi “…sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.

Hành vi sử dụng tên miền CTKLM đối với nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng 02 hành vi:

(i) sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu đươc bảo hộ

(ii) sử dụng tên miền tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Mục đích của chủ thể khi thực hiện các dạng hành vi này được thực hiện một cách cố ý nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu tương ứng.

Trường hợp 1: Sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ

Đây là hành vi CTKLM của chủ thể khi đăng ký tên miền trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp khác và sử dụng tên miền này để trục lợi. Việc trục lợi tên miền thường thể hiện dưới hai xu hướng hoặc là hiện tượng “đầu cơ tên miền” hoặc là “chiếm dụng tên miền”.

+ Đầu cơ tên miền là việc đăng ký trước một số tên miền “đẹp” mà dự đoán hoặc kỳ vọng sẽ chuyển nhượng được

+Chiếm dụng tên miền là việc đăng ký có chủ đích khống chế một tên miền trùng với tên nhãn hiệu nổi tiếng nhằm hoặc lợi dụng uy tín nhãn hiệu đó để cạnh tranh hoặc gây cản trở việc quảng bá nhãn hiệu.

Đối với hành vi “chiếm dụng tên miền”, hành vi được coi là CTKLM khi chủ thể có hành vi khống chế tên miền đó, lợi dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền này để gây cản trở việc quảng bá nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ hoặc có hành vi gây áp lực buộc chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ phải nhận chuyển nhượng lại.

Việc chủ thể đăng ký tên miền trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác xuất phát từ việc VNNIC thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.” Và việc cấp tên miền cho chủ thể được thực hiện theo nguyên tắc “chủ thể nào đăng ký trước thì được cấp tên miền”. Do đó, việc một tên miền trùng với tên nhãn hiệu được bảo hộ là không thể tránh khỏi.

Trường hợp 2: Sử dụng tên miền tương tự gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Việc đưa ra các tên miền tương tự trên hệ thống mạng internet để lôi kéo khách hàng đã và đang xảy ra ngày một nhiều trong thời gian gần đây. Các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp cho VNNIC và đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác có trước ngày đăng ký.

Như vậy, hành vi sử dụng tên miền tương tự gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu được bảo hộ được coi là hành vi CTKLM khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:

+ Nhầm lẫn về sản phẩm: chủ thể đăng ký tên miền tương tự với tên nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng để gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm.

+ Nhầm lẫn về doanh nghiệp: có sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng. Đây là hành vi gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn đến doanh nghiệp đó. Chủ thể đăng ký tên miền tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng nhằm “đánh lừa khách hàng”, để lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc giao dịch với doanh nghiệp của mình.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

- Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết

- Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

- Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký

- Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu

- Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa



Gọi ngay

Zalo