Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HÀNH VI PHOTO GIÁO TRÌNH ĐỂ BÁN

HÀNH VI PHOTO GIÁO TRÌNH ĐỂ BÁN

Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Cháu tên Hoàng Ngọc Anh Thư sinh viên năm 3 Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỳ vừa qua biết giá bán mỗi cuốn giáo trình khá đắt đối với mặt bằng sinh viên nên cháu đã photo để bán cho các bạn sinh viên có nhu cầu trong khóa với mục đích nghiên cứu học tập. Cháu không biết việc làm của mình có vi phạm gì không nên nhờ các luật sư giải đáp. Cháu xin cảm ơn.

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Nội dung tư vấn

a, Quy định pháp luật về việc photocopy tác phẩm

Thứ nhất: pháp luật Việt Nam chỉ cho phép sao chép tác phẩm nói chung (photocopy nói riêng) không quá một bản trong trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại. Nghiên cứu khoa học được pháp luật Việt Nam định nghĩa là “hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng”.

Như vậy, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT không áp dụng cho sinh viên, học viên trong trường hợp photocopy tài liệu nhằm mục đích học tập.

Thứ hai, khoản 2 Điều 25 Luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả…”.

b, Trả lời câu hỏi của khách hàng

Như vậy, việc bạn photo giáo trình ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Bởi lẽ đơn giản là giá thành photocopy tác phẩm sẽ rẻ hơn giá mua tác phẩm, cho nên chắc chắn nhiều người sẽ lựa chọn hình thức photocopy tác phẩm hơn là mua tác phẩm, và điều này thì chắc chắn ai cũng biết và nhìn thấy được là sẽ gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong việc khai thác quyền tài sản của mình. Chính vì vậy, việc photocopy tài liệu, giáo trình mà không được phép của tác giả không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật SHTT và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP và đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về hành vi photocopy giáo trình để bán. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Các hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả

Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Tư vấn tra cứu thông tin đến đăng ký về bản quyền tác giả

Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan




Gọi ngay

Zalo