Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (một phần của quyền sở hữu trí tuệ). Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia trên hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Những điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng Sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Về những điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 bao gồm:

– Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì cần phải tồn tại một địa danh và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó.

Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận, bảo hộ là chỉ dẫn địa lý như: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuật; Bưởi Đoan Hùng; Vải thiều Thanh Hà,…

Những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 80 Luật SHTT 2005 thí có 4 loại đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, bao gồm:

– Thứ nhất: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam

– Thứ hai: Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng nữa.

– Thứ 3: Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

– Thứ 4: Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, nếu một địa danh đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm được sản xuất tại đó thuộc một hoặc nhiều hơn trong bốn trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.

Những tư vấn về phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý

– Đối với phạm vi bảo hộ về mặt lãnh thổ, các đối tượng SHTT nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng trong trường hợp được Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì Giấy chứng nhận đó chỉ có hiệu lực tại Việt Nam, do đó phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

– Về mặt thời gian, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp

– Về phạm vi quyền, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

+ Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường.

+ Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa phương.

– Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về chỉ dẫn địa lý, quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn có thể tìm đến sự hỗ trợ của Công ty luật TNHH HTC Việt Nam.

Hy vọng những thông tin mà Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp trên đây sẽ mang lại giá trị hữu ích cho Quý khách hàng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

( L.Đ.T.Thủy)



Gọi ngay

Zalo