Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​KHI NÀO BỊ HẠN CHẾ QUYỀN THĂM CON SAU LY HÔN?

KHI NÀO BỊ HẠN CHẾ QUYỀN THĂM CON SAU LY HÔN?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nảy sinh khi mối quan hệ vợ chồng không thể hàn gắn được. Sau ly hôn, ngoài vấn đề tài sản giữa 2 vợ chồng, vấn đề về con cái cũng gây nhiều tranh chấp phát sinh thực tế như trường hợp thăm con của người không nuôi con.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình.


II. Nội dung tư vấn

1. Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, có những trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp này bao gồm:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

2. Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:

- Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con

- Bản sao quyết định ly hôn có công chứng

- Bản sao chứng minh thư nhân dân

- Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con

- Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện

Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con khi ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Huế)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết có liên quan

Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Tư vấn về thủ tục thuận tình ly hôn

Thủ tục ly hôn đơn phương

Giải quyết chia tài sản khi ly hôn



Gọi ngay

Zalo