Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ BÍ MẬT KINH DOANH

Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty tôi chuyên sản xuất sản phẩm dầu gội dược liệu từ thiên nhiên, tôi lo sợ rằng sau khi nghỉ việc, nhân viên cũ sẽ tới làm cho công ty khác hoặc thành lập công ty mới và có thể lợi dụng bí mật kinh doanh của công ty. Tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn làm thế nào để tôi bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty tôi. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).

2. Nội dung tư vấn

a. Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp

Thông tin nội bộ doanh nghiệp có rất nhiều loại, bao gồm thông tin về nhân sự, thông tin về tài chính doanh nghiệp, thông tin về các sản phẩm, hàng hóa sắp ra mắt của công ty và các bí mật kinh doanh khác. Nếu thông tin nội bộ của doanh nghiệp mà nhân viên của bạn tiết lộ là bí mật kinh doanh thì các bí mật kinh doanh này sẽ được bảo vệ theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nếu nhân viên của công ty mà có hành vi tiết lộ các thông tin nội bộ của doanh nghiệp thì có thể bị áp dụng một số hình thức kỷ luật lao động, trong đó nặng nhất là hình thức sa thải.

Bí mật kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ của mình. Do vậy, doanh nghiệp không muốn để đối thủ cạnh tranh biết được nó. Phải đảm bảo rằng chỉ một số lượng hạn chế người biết về bí mật này, và những người được biết này phải nhận thức rằng đó là bí mật. Khi giao dịch với các bên thứ ba hoặc chuyển giao quyền sử dụng bí quyết kỹ thuật của mình, doanh nghiệp ký các hợp đồng bảo mật để đảm bảo rằng tất cả các bên biết thông tin đó là bí mật. Trong trường hợp này, việc chiếm đoạt thông tin bởi một đối thủ cạnh tranh hoặc của bên thứ ba bất kỳ đều bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh?

Vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm do nhiều yếu tố:

Thứ nhất, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ cạnh tranh không muốn chia sẻ thông tin cho nhau.

Thứ hai, người lao động có quyền lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới và đây thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ.

Thứ ba, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuật nên không thể bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế (bí mật thương mại).


b.Các cơ chế giúp doanh nghiệp lựa chọn để bảo vệ bí mật kinh doanh

Trong số các đối tượng của sở hữu trí tuệ thì bí mật kinh doanh mang tính chất đặc thù hơn, doanh nghiệp muốn bảo hộ bí mật kinh doanh không phải nộp đơn mà tự mình tiến hành quy trình quản lý. Nhà nước không xác định quyền mà chỉ quy định các điều kiện bảo hộ và đối tượng bảo hộ. Nếu xảy ra vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh thì có 3 cách giải quyết là sử dụng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Khoản 2 Điều 23 Bộ luật lao động 2012 quy định “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”.

Như vậy Luật lao động quy định rõ trong việc đặt ra các cơ chế khác nhau để người sử dụng lao động có thể lựa chọn nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của mình, trong khi đó bí mật kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, mỗi bí mật kinh doanh lại mang một đặc điểm riêng tùy thuộc vào loại dữ liệu, thông tin, sản phẩm mà người sử dụng lao động đang kinh doanh, khai thác, cách thức phù hợp để bảo mật…vv.

Khi có hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh, doanh nghiệp toàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại với mức bồi thường được được tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (bí mật kinh doanh), nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; bằng giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành chính hay hình sự tùy vào mức độ của hành vi xâm phạm.

c. Quy trình quản lý bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp

- Trước tiên, các doanh nghiệp cần xác định, đánh giá đúng đối tượng để quyết định áp dụng hình thức bảo hộ thích hợp. đối với các đối tượng có khả năng bị tìm ra được khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, doanh nghiệp nên bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.

- Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời, nghiêm túc quy trình quản lý. Tuỳ thuộc vào bản chất và giá trị của bí mật kinh doanh, tiến hành phân loại mức độ bảo mật và phạm vi đối tượng được tiếp cận và sử dụng chúng.

- Thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết như biện pháp công nghệ, biện pháp cơ học, hợp đồng - thoả thuận bảo mật, nội quy; Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, nhân viên đối với bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nội quy, thoả ước lao động tập thể; Lập danh mục bí mật kinh doanh theo mức độ mật hoặc theo lĩnh vực áp dụng để quản lý tập trung; Định kỳ đánh giá, kiểm tra tình trạng bảo mật của bí mật kinh doanh...

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Có được làm việc cho công ty đối thủ khi đã ký thỏa thuận bí mật kinh doanh

Sự khác biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh thương mại

Bí mật thương mại và bảo hộ bí mật thương mại



Gọi ngay

Zalo