Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Đình chỉ điều tra là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giúp hạn chế những sai sót trong quá trình nhận thức, đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu hình sự. Về mặt pháp lý, quy định đình chỉ còn là mốc thời gian xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra, truy tố. Đến một thời điểm nào đó đối với một số vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng không thể điều tra, làm rõ được hành vi, sự kiện phạm tội thì biện pháp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là giải pháp chấm dứt mọi hoạt động điều tra, truy tố, giải quyết đối với vụ án đó.

1. Căn cứ đình chỉ điều tra

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các trường hợp Cơ quan Điều tra quyết định đình chỉ điều tra theo Điều 230, cụ thể như sau:

“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”

Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Đình chỉ điều tra được áp dụng khi quá trình điều tra vụ án mà mặc dù chưa đi đến chứng minh một cách có chắc chắn rằng vụ việc xảy ra không có đủ những dấu hiệu của tội phạm nhưng có căn cứ pháp lý cho thấy rằng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện những hành vi liên quan đến vụ việc đó.

Theo quy định trên, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan Điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố và việc rút yêu cầu này hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng bức.

Thứ hai, Trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự căn cứ kết quả quá trình điều tra xác định được vụ việc thuộc trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, Trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc Điều 29 hoặc Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự (những trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự).

Thứ tư, Đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Những quy định về đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 230 cũng tương tự quy định về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố quy định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Thẩm quyền, thủ tục đình chỉ điều tra trong tố tụng hình sự

- Thẩm quyền đình chỉ điều tra: Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, vụ án đang trong giai đoạn nào thì cơ quan tố tụng ở giai đoạn đó có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ điều tra. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì theo mô hình tố tụng xét hỏi và quy định về tổ chức các cơ quan điều tra thì cơ quan nào có thẩm quyền điều tra đương nhiên có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra và Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc ra quyết định đình chỉ đó. Nếu vụ án ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ điều tra.

- Thủ tục:

+ Trong giai đoạn điều tra: Đối với các chủ thể có thẩm quyền điều tra thì phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Việc ra quyết định đình chỉ điều tra phải theo quy định: làm bản kết luận điều tra và nêu rõ quá trình điều tra, lý do, căn cứ đình chỉ. Ban hành quyết định đình chỉ điều tra, trong quyết định ghi rõ thời gian, địa điểm ban hành quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra; việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ (nếu có) và những vấn đề khác có liên quan. Sau khi ra quyết định đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải gửi quyết định đình chỉ kèm theo bản kết luận điều tra, hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp và gửi quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa…
Trường hợp nếu vụ án có nhiều bị can mà lý do đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

+ Trong giai đoạn truy tố: Nếu đủ căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can trong giai đoạn này, VKS ra quyết định đình chỉ điều tra và phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết. Đồng thời giao quyết định đình chỉ điều tra vụ án cho bị can và gửi về Viện kiểm sát cấp trên. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới ra quyết định truy tố.

Cũng giống như ở giai đoạn điều tra, trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra vụ án đối với từng bị can.


Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected].

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Các bài viết liên quan:

CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

TẠI SAO BỊ CAN NÊN MỜI LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA?

NGƯỜI BỊ HẠI CÓ CẦN MỜI LUẬT SƯ BẢO VỆ MÌNH TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA?

TƯ VẤN YÊU CẦU CƠ QUAN ĐIỀU TRA, VIỆN KIỂM SÁT XEM XÉT KHỞI TỐ HÌNH SỰ

BỊ CAN CÓ CẦN PHẢI MỜI LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ KHÔNG?



Gọi ngay

Zalo