Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Nhu cầu chuyển nhượng vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có thể xuất hiện khi các thành viên góp vốn muốn đầu tư lĩnh vự khác, ra nước ngoài,..Vậy quy trình của việc chuyển nhượng được diễn ra như thế nào? Công ty Luật HTC Việt Nam đưa tới quý khách hàng những thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp theo điều 53 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

"Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng."

Vậy chuyển nhượng được tiến hành theo các cách sau:

1.1. Mua lại phần vốn góp.

- Trường hợp thành viên Công ty bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình:

+ Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

+ Tổ chức lại công ty;

+ Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề trên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thỏa thuận hoặc giá thị trường hoặc giá theo nguyên tắc trong Điều lệ. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

- Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

1.2. Chuyển nhượng phần vốn góp

- Trừ trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau:

+ Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

+ Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

- Thủ tục thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

+ Biên bản họp hội đồng thành viên.

+ Quyết định của hội đồng thành viên

+ Thông báo lập sổ thành viên;

+ Danh sách thành viên;

+ Giấy đề nghị công bố;

+ Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý;

+ Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng;

+ Giấy CNĐKKD/Giấy CNĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức

+ Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;

+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;

+ Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

2. Công ty Luật HTC Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến vấn đề này như sau:

- Tư vấn thủ tục chuyển nhượng;

- Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn góp;

- Tiến hành nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch và Đầu tư; Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;

- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã điều chỉnh và đăng ký thuế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Thực hiện các dịch vụ sau thay đổi thành viên góp vốn.

Đối với việc chuyển nhượng phần vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị hạn chế rất nhiều vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một công ty hạn chế sự tham gia của các thành viên mới và nó là mô hình thích hợp cho công ty gia đình, tránh người ngoài xâm nhập.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo