Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp mà Nhà nước tạo cơ hội cho phép nhà đầu tư được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất định về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ,…nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, hỗ trợ đầu tư không được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư mà chỉ áp dụng cho một số chủ thể nhất định. Theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành, các đối tượng được hỗ trợ đầu tư bao gồm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Dựa vào các quy định của Pháp luật, Công ty Luật HTC Việt Nam gửi đến Quý khách hàng quan tâm một cái nhìn khái quát về các hình thức hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam.

Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2014, có 7 hình thức hỗ trợ chung, bao gồm:

- Hình thức hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án.

- Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ tín dụng.

- Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị.

- Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

- Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin.

- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư trên đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chi tiết mức hỗ trợ đầu tư cụ thể do UBND cấp tỉnh ở từng địa phương quyết định.

Các quy định cụ thể đối với từng hình thức hỗ trợ áp dụng với từng chủ thể được quy định của thể trong nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

1. Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp (Điều 18, 20 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)

Ngân sách địa phương sẽ được cân đối để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong và bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ngoài ra, nếu khu công nghiệp, khu chế xuất được đặt trong địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng thêm các hỗ trợ khác từ Ngân sách trung ương.

2. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế, khu công nghệ cao (Điều 19 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)

- Ngân sách Nhà nước Việt Nam sẽ bố trí hỗ trợ các hoạt động:

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã hội khu công nghệ cao;

- Phát triển hạ tầng – kỹ thuật – công trình công cộng quan trọng khu kinh tế;

- Bồi thường giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ;

- Bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật – xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư;

- Tái định canh cho người bị thu hồi đất;

- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung, hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Chính sách phát triển nhà ở trong khu công nghệ cao cần phải xin chấp thuận của Thủ tướng.

3. Phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích cho người lao động (Điều 21 Luật Đầu tư 2014)

Người lao động làm việc trong các khu vực trên khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng.

Trường hợp không có sẵn quỹ đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp để dành một phần đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động.

4. Hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017)

Ngoài các hỗ trợ trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được hưởng thêm những ưu đãi khác, bao gồm:

- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Hỗ trợ thuế, kế toán: được áp dụng mức thuế suất thấp hơn bình thường;

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;

- Hỗ trợ công nghệ;

- Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung;

- Hỗ trợ mở rộng thị trường;

- Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý;

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Các hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nếu vừa chuyển đổi sang doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được thêm những hỗ trợ riêng.

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ? (Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người/năm, và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Làm thế nào để nhận được các sự hỗ trợ này?

Để nhận được các khoản hỗ trợ trên, nhà đầu tư cần đáp ứng được yêu cầu của cơ quan địa phương.

Mỗi địa phương có những hỗ trợ đầu tư khác nhau tương ứng với các yêu cầu khác nhau.

Vì đây là các khoản hỗ trợ có giá trị lớn, nên cần thực hiện khá nhiều thủ tục pháp lý và tốn nhiều thời gian.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam về các hình thức hỗ trợ đầu tư. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(T. Loan)



Gọi ngay

Zalo