Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

iện nay, khi mà vai trò của sức sáng tạo, sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng khẳng định vị thế, nhận thức của các tổ chức, cá nhân đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng ngày càng được nâng cao. Do đó, các tổ chức, cá nhân ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh việc bị các chủ thể khác xâm phạm đến sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra, trong đó, có biện pháp đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là cơ sở bảo vệ bằng pháp luật.

Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc để được thụ hưởng quyền, nhưng đăng ký bảo ộ quyền tác giả/ quyền liên quan với Cục Bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại lợi thế cho người được ghi nhận là tác giả / chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.

Dưới đây Công ty luật HTC Việt Nam xin gửi tới Quý khách các hướng dẫn về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

  • 1. Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ:

Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; (2) Chủ sở hữu quyền tác giả: tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tác cho tác giả là người thuộc tổ chức mình/thông qua giao kết hợp đồng; được thừa kế hoặc được chuyển giao quyền.

Đối với quyền liên quan, tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm có:

(1) Diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

(2) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn - Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

(3) Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng)

2.Loại hình các phẩm được đăng ký bảo hộ quyền liên quan:

Các loại hình các phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; (2) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; (3) Tác phẩm báo chí; (4) Tác phẩm âm nhạc; (5) Tác phẩm sân khấu; (6) Tác phẩm điện ảnh; (7) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; (8) Tác phẩm nhiếp ảnh; (9) Tác phẩm kiến trúc; (10) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; (11) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; (12) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Không bao gồm nhiều loại hình được bảo hộ quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan gồm có: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Và chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả.

  • 3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký quyền tác giả sử dụng Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan áp dụng Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký quyền liên quan theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2016 về Quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan. 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu tại các mục c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

5. Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

a) Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất; đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

- Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp xác định người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu và những trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật.

b) Sở Văn hoá - Thông tin sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định pháp luật, chuyển Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chuyển cho tổ chức, cá nhân nộp đơn ngay sau khi nhận được kết quả xem xét, giải quyết của Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật.

c) Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật theo quy định pháp luật.

d) Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành các mẫu đơn đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

6. Phí/ Lệ phí: Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể tại Thông tư số211/2016/TT-BTC, theo đó, lệ phí có thể dao động trong khoảng từ 100.000 đồng – 600.000 đồng đối với từng loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(T. Loan)



Gọi ngay

Zalo